logo

VIC GROUP - HỘI THẢO KINH TẾ ''DOANH NGHIỆP VIỆT NAM & CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP TRONG KHÔNG GIAN KINH TẾ TOÀN CẦU


Ngày 01 tháng 12 nám 2018, Hội thảo kinh tế " Doanh Nghiệp Việt Nam & Con Đường Hội Nhập Trong Không Gian Kinh Tế Toàn Cầu " được tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia.
 

Trailer giới thiệu Tập Đoàn Nhôm Vicshalumi
 
Hội thảo lần này có sự góp mặt của các chuyên gia và giáo sư đầu ngành kinh tế, và các quý vị khách mời là các doanh nhân, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Vic Group hân hạnh là nhà tài trợ vàng hội thảo  kinh tế lần này !
 
Bà Phạm Quỳnh Thụ - Chủ Tịch HĐQT Vic Group
 
 
 
Sản phẩm tiêu biểu của Vic Group - Nhôm Vicshalumi 
 
Với chất lượng hàng đầu, màu sắc đa dạng và đặc biệt thân thiện với môi trường
 
 
 Các khách mời của Vic thăm quan sản phẩm
 Từ các Tỉnh thành khắp cả nước, khách mời của Vic Group đã có mặt tại Hà Nội
Với không khí háo hức và hân hoan
 
 
Ông Triệu Văn Dương - Chủ Tịch HĐQT trường doanh nhân PTI
 
 
 Sản phẩm thương hiệu của Vic Group luôn nhận được sự quan tâm và chào đón của các quý vị khách hàng có mặt tại hội thảo.
 
 Toàn cảnh hội trường nơi diễn ra hội thảo
 Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia và giáo sư kinh tế
Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại
Ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện Trưởng Viên Kinh Tế Việt Nam
Ông Đỗ Cao Bảo - Phó Tổng Giám Đốc FPT
Bà Vũ Thị Thuận - Chủ Tịch HĐQT Công Ty CP Traphaco
Ông Choi Bong Sik - Chủ Tịch Hội DN Hàn Quốc Tại Nước Ngoài
Về Phía Tổ Chức Đào Tạo PTI
Ông Nguyễn Tất Thịnh - Chủ Tịch Hội Đồng Giảng Huấn PTI
Ông Nguyễn Goàng Phương - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giảng Huấn PTI 
Bà Phạm Quỳnh Thụ - Nhận kỉ niệm chương và hoa từ chương trình
Vic Group hân hạnh là nhà tài trợ vàng
Các nhà tài trợ hội thảo kinh tế
 

 
 
Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại
    
"Không nên nhập hàng Trung Quốc về gia công rồi lấy xuất xứ 'made in Vietnam' xuất sang Mỹ... Làm vậy sẽ gánh chịu tác động khó lường", ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cảnh báo tại hội thảo chiều 1/12. Ông Tuyển gọi cách làm này của doanh nghiệp là "tham lam" và nên tránh khi nhắc tới tác động cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
 
Ông Tuyển cho rằng, xung đột thương mại Mỹ - Trung không đơn thuần do Trung Quốc xuất siêu lớn vào Mỹ. Sâu xa hơn, đây là cuộc cạnh tranh chiến lược để giữ vị trí siêu cường số 1 của Mỹ và giành vị trí này. Vì thế, cuộc chiến sẽ khó dừng sau một vài đợt đàm phán.
 
Dẫn tính toán của các chuyên gia quốc tế, ông cho hay, cứ 100 tỷ USD đánh thuế trong xung đột thương mại, kinh tế thế giới giảm 0,14% tăng trưởng và thương mại giảm 4%. Đây là nguyên nhân dự báo kinh tế 2019 sẽ "không đẹp như năm 2018".
 
Với Việt Nam, theo ông, doanh nghiệp Việt sẽ bị cạnh tranh nhiều hơn ở các thị trường khác khi Trung Quốc giảm bán hàng vào thị trường Mỹ và chuyển hướng sang những nơi này.    
 
 Ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện Trưởng Viên Kinh Tế Việt Nam
 
Cùng quan điểm, Nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cũng lo ngại Việt Nam có thể trở thành bãi rác công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng có nguy cơ trở thành sân sau của Trung Quốc, tiếp tay cho các doanh nghiệp nước này trốn thuế nhập khẩu vào Mỹ khi dán nhãn "made in Vietnam".
 
"Lực lượng doanh nghiệp Việt quá yếu, chưa có trụ cột trong khi môi trường kinh doanh kém phẳng, cơ cấu kinh tế trì trệ nhiều năm... là những thách thức không dễ gì vượt qua", ông Thiên nhận xét.
 
Ngoài ra, ông Trần Đình Thiên cũng thừa nhận ngoài cơ hội thì khó khăn cũng rất nhiều với Việt Nam trong cuộc xung đột giữa hai cường quốc này.
 
"Nếu mải mê nhặt nhạnh, kiếm ăn trong thế giới biến đổi thì tầm nhìn đó là ngắn hạn. Đây là cơ hội mang tính lịch sử, chúng ta có thực lực nhất định tận dụng cơ hội này.
 
Theo ông Thiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động rất mạnh tới Việt Nam do đây là 2 đối tác thương mại lớn nhất ở cả hai chiều. "Việt Nam lâm vào thế lưỡng nan khi xu hướng tác động cả tích cực, tiêu cực đều rất mạnh", ông Thiên nhận xét.
 
Ông cũng lo ngại Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy tỷ giá giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi 11 tháng qua VND đã tăng 7% so với nhân dân tệ. Nếu nhân dân tệ tiếp tục mất giá, các ngành thuỷ sản, phân bón, sắt thép... sẽ gặp bất lợi vì giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, trong khi nhập khẩu tăng và phải cạnh tranh với hàng giá rẻ Trung Quốc tại thị trường nội địa.
 
Trong khi đó dệt may, ôtô, dược phẩm... được dự báo là những ngành hưởng lợi nhờ giá dầu giảm. Ngoài ra, dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc cũng có tác động hai mặt. "Chưa thể lường hết tác động", ông Thiên kết luận.
 
Dẫu vậy, vẫn có những cơ hội lớn được mở ra từ cuộc chiến này, theo ông Thiên, là thu hút đầu tư từ Trung Quốc và ngoài Trung Quốc, tạo khả năng thay đổi chiến lược thu hút đầu tư. Cơ hội nữa là chuyển hướng thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường ngoài Trung Quốc.
 
Cho rằng cuộc chiến thương mại này sẽ ‘khó kết thúc trong ngắn hạn’, ông Thiên lưu ý, các doanh nghiệp Việt không nên "loá mắt trước các cơ hội dễ", tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đột phá thể chế và tận dụng cơ hội tăng thương mại chính sách, hạn chế tiểu ngạch, buôn lậu sang nước láng giềng.
 
  
 
  
 
 
 
 Ông Nguyễn Tất Thịnh - Chủ Tịch Hội Đồng Giảng Huấn PTI
 
Tổng kết lại những ý chính mà các chuyên gia đã chia sẻ từ đầu hội thảo và định hướng tới các vị doanh nhân , doanh nghiệp trước những khó khăn và thử thách trong tương lai.
 Ông Choi Bong Sik - Chủ Tịch Hội DN Hàn Quốc Tại Nước Ngoài
Ông Nguyễn Tất Thịnh - Chủ Tịch Hội Đồng Giảng Huấn PTI
 
 
 
 
Hội thảo kinh tế đã thành công tốt đẹp,về phía khách hàng đã có một buổi giao lưu và học hỏi bổ ích. phía Tập Đoàn đã có thêm những hướng đi mới trong tương lai. Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế và khó khăn của Việt Nam, đòi hỏi những doanh nhân và các doanh nghiệp phải dám đương đầu và có hướng đi thật lý trí.
Các chuyên gia đã có những chia sẻ tâm huyết nhất tới những quý vị khách mời trong buổi hội thảo ngày hôm nay. Chúc cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa để sánh ngang với các cường quốc năm châu !

Bài viết liên quan

Chat zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?