logo

VICSHALUMI- Ứng dụng câu chuyện kinh điển Bán lược cho sư làm học thuyết bán hàng cho các Seller

   Mời những nhà sư đã xuống tóc mua một chiếc lược đã là điều khó, làm sao để bán đến 100 chiếc lược cho các nhà sư, họ sẽ dùng lược để làm gì? Đó sẽ là những gì bạn nghĩ khi được đặt vào thử thách bán 100 chiếc lược cho sư trong vòng 7 ngày.

   Một tập đoàn nổi tiếng về kinh doanh những sản phẩm gia dụng đang có đợt tuyển dụng giám đốc bán hàng, với mức đãi ngộ vô cùng cao, vì thế những người lọt vào vòng cuối cùng đều là những người giàu kinh nghiệm, thanh tích bán hàng trước nay đều vô cùng xuất sắc. Đó là 3 người lọt vào vòng loại trực tiếp cuối cùng. Thử thách cho cả 3 anh chàng này là, trong vòng 7 ngày phải bán được ít nhất 100 chiếc lược, đối tượng bán hàng là những nhà sư tại những ngôi chùa lân cận. Ai bán được nhiều lược nhất thì người đó trúng tuyển, và cả 3 người đều bắt đầu cảm thấy hoang mang vô cùng, cầm túi lược và bắt đầu suy tính chiến lược bán hàng cho mình.
  Bài học kiên nhẫn từ anh chàng thứ nhất
Anh này rất lo sợ bởi vì anh biết nhà sư thì chẳng bao giờ dùng đến lược, khi đến chùa mời hàng, anh ta thậm chí còn bị xua đuổi. Tuy nhiên với bản tính chịu khó, anh ta đã thuyết phục các nhà sư mua giúp, từ ngày này qua ngày khác, đến ngày thứ 7 thì anh ta chỉ bán được đôi ba cái bởi các nhà sư thương tình mua cho. Vậy là anh ta cũng đã thành công trong việc bán lược cho sư bằng sự kiên trì không bỏ cuộc của mình, một kết quả cũng đáng để tuyên dương.
  Bài học về sự quan sát và dám nghĩ dám làm từ anh chàng thứ hai
Anh chàng thứ hai này những ngày đầu đều chỉ đến đi loanh quanh trong chùa mà không mời chào gì cả. Chùa ở trên cao, gió thổi quanh năm, những người đi bãi lễ cũng luôn đông đúc, hàng ngày đến không ngớt. Một hôm, anh ta gặp trụ trì và nói:
“Bạch thầy, trên núi cao gió thổi mạnh, chùa lại là chốn linh thiêng, nhưng người dâng hương lại tóc tai rối bù xù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương, các phật tử chải tóc cho gọn gàng”.
Sư trụ trì nghe có lý, sẵn tiện thấy anh này bán lược nên quyết định mua 10 chiếc đặt ở 10 tòa hương khắp trong chùa. Vậy là anh chàng thứ hai này bán được 10 chiếc lược bằng việc không hấp tấp, quan sát kỹ càng và tin vào những gì mà minh thấy được.
  Anh chàng thứ ba bán lược cho sư dạy ta bài học về phân tích nhu cầu của đám đông, có chiến lược táo bạo và hiệu quả
Anh chàng cuối cùng này cũng dành những ngày đầu để quan sát khắp quanh chùa, anh ta cũng thấy chùa này không hôm nào là ngớt người đến dâng hương, còn các nhà sư thì đương nhiên cũng sẽ không mua lược để chải tóc chứ đừng nói đến mua nhiều lược dù anh ta có nài nỉ hay dùng mánh khóe gì. Suy nghĩ cũng đã mấy ngày, anh ta quyết định đến gặp trụ trì của ngôi chùa đông đúc đó:
 
“Bạch thầy, chùa ta lớn nhất vùng này, hương khói quanh năm không dứt. Hơn nữa phàm là người dâng hương thì ai cũng có lòng thành, thiết nghĩ cũng nên có chút tặng phẩm cho người làm việc thiện, khuyến khích những người khác. Con có một số lượng, thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ “Lược tích thiện” làm tặng phẩm cho thiện nam tín nữ ạ”.
 
Vậy là vị sư trụ trì đã mua 1000 chiếc lược, người thứ 3 trúng tuyển vào vị trí giám đốc bán hàng của Tập đoàn nọ.
Đây là bài học lớn và cần thiết cho nhưng ai làm kinh doanh. Ngoài sự chân thành và kiên trì theo đuổi như người thứ nhất, sự quan sát nhạy bén và dám làm của người thứ hai, cần có thêm chiến lược táo bạo và quan trọng là phải nắm được tâm lý khách hàng và nhu cầu đám đông.


  

Bài viết liên quan

Chat zalo
1
Bạn cần hỗ trợ?